Đông y học là một môn khoa học có màu sắc đông phương, hình thành trên cơ sở của thực tiễn chữa trị lâu dài và dần dần phát triển thành khoa học y học có hệ thống lý luận độc đáo. Đông y học trong quá trình hình thành và phát triển luôn luôn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phép biện chứng và triết học duy vật cổ đại.
Lê Minh Luật[i]
Đông y học là một môn khoa học có màu sắc đông phương, hình thành trên cơ sở của thực tiễn chữa trị lâu dài và dần dần phát triển thành khoa học y học có hệ thống lý luận độc đáo. Đông y học trong quá trình hình thành và phát triển luôn luôn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phép biện chứng và triết học duy vật cổ đại. Tư tưởng chỉ đạo là tổng thể thế giới quan vận động hằng định; công cụ lý lẽ là học thuyết Âm dương – Ngũ hành; cơ sở sinh lý và bệnh lý là học thuyết tạng tượng kinh lạc; đặc điểm chẩn trị lâm sàng là biện chứng luận trị. Đông y học có cống hiến vĩ đại cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người dân của các dân tộc phương đông với sự phát triển ứng dụng riêng.
(1) Sự hình thành Hệ thống lý luận Đông y: Thời Xuân thu – Chiến quốc xã hội biến hóa mạnh, chính trị, kinh tế, văn hóa đều có bước phát triển rõ rệt, tư tưởng học thuật cũng ngày càng phát triển mạnh. Trong tình hình này, khoa học y học phát triển nhanh chóng, các nhà y học đã tổng kết thành tựu y học và kinh nghiệm chữa trị trước đây thành một bộ y học sớm nhất rất giá trị trong nền văn hiến Đông y, đó là “Hoàng đế nội kinh”. Sự xuất hiện “Hoàng đế nội kinh” đánh dấu sự hình thành hệ thống lý luận độc đáo của Đông y, trở thành cơ sở cho sự phát triển của Đông y.
(2) Sự phát triển của hệ thống lý luận Đông y: Sau khi ra đời, các nhà y học qua các triều đại đều căn cứ kinh nghiệm chữa trị của bản thân, từ nhiều góc độ khác nhau làm phong phú và phát triển hệ thống lý luận Đông y. Như “Nan kinh” thông qua giả thiết vấn đáp mà giải thích vấn đề khó, bổ sung chỗ khiếm khuyết của “Hoàng đế nội kinh”, đối với lý luận cơ sở sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và trị liệu lại càng thêm thấy được sự đầy đủ và hoàn chỉnh. Cũng như “Hoàng đế nội kinh”, “Nan kinh” đã trở thành cơ sở chỉ đạo thực tiễn lâm sàng của đời sau. Cuối thời Đông Hán, “Thương hàn tạp bệnh luận” do Trương Trọng Cảnh viết, là cuốn sách chuyên về biện chứng luận trị sớm nhất của Đông y, đặt cơ sở phát triển cho y học lâm sàng, xác lập nên nguyên tắc biện chứng luận trị theo lục kinh. Cuốn sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” của Sào Nguyên Phương đời nhà Tùy là bộ sách đầu tiên của Đông y chuyên nói về nguyên nhân gây bệnh, bệnh cơ và chứng hậu học. Cuốn sách “Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương luận” của Trần Vô Trạch đời nhà Tống có cống hiến nhất định về mặt phân loại nguyên nhân gây bệnh. Đến thời Kim – Nguyên, các nhà y học để thỏa mãn nhu cầu mới trong chữa trị, đã thêm một bước tìm hiểu nguyên lý của sách y học cổ đại như “Nội kinh”, phát triển một cách sáng tạo nhiều phương pháp chữa trị và lý luận với cách nhìn nhận độc đáo, hình thành nên học thuyết “Bốn nhà” trong lịch sử y học, người đời sau gọi là “Kim – Nguyên tứ đại y gia”. Sự nổi lên và phát triển của học thuyết Ôn bệnh ở hai đời Minh – Thanh là tổng kết kinh nghiệm biện trị bệnh ngoại cảm. Các Ôn bệnh gia như Diệp Thiên Sĩ, Ngô Cúc Thông đã sáng lập nên phương pháp biện chứng luận trị lấy Vệ – Khí – Dinh – Huyết và Tam tiêu làm trung tâm, giúp cho học thuyết Ôn bệnh, dần dần hình thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Y gia Vương Thanh Nhậm đời nhà Thanh đã có cống hiến nhất định trong mặt phát triển lý luận huyết ứ và kiến thức giải phẫu. Ngày nay, trong phương diện nghiên cứu thực chất của kinh lạc và tạng phủ cũng thu được nhiều thành tựu giá trị nhất định, góp phần làm rõ cơ sở và ứng dụng huyệt vị, kinh lạc vào điều trị bệnh lý các tạng phủ.
Đặc điểm cơ bản của Đông y có thể khái quát làm hai mặt: Quan niệm chỉnh thể và Biện chứng luận trị.
(1) Quan niệm chỉnh thể: Chỉnh thể là tính thống nhất và tính hoàn chỉnh. Đông y nhấn mạnh, nhân thể là một chỉnh thể hữu cơ hoàn chỉnh, giữa các bộ phận tổ thành cấu tạo nên cơ thể có quan hệ qua lại, phối hợp lẫn nhau và dựa vào nhau mà tồn tại. Đồng thời, con người sống trong giới tự nhiên, giới tự nhiên sinh ra ảnh hưởng rõ rệt đối với cơ thể con người.
(a) Cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ, thể hiện cụ thể ở các mặt sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và trị liệu. Ví dụ:
Về mặt sinh lý, ngũ tạng đại diện cho 5 hệ thống của cả cơ thể; cơ thể con người lấy ngũ tạng làm trung tâm, dưới sự điều khiển của tâm sự phối hợp hoạt động sinh lý của các tạng phủ được cân bằng,hoàn thành hoạt động cơ năng thống nhất của cơ thể.
Về mặt bệnh lý: Đông y trước tiên nhằm vào chỉnh thể,nhằm vào ảnh hưởng của bệnh từng vùng đối với chỉnh thể.bệnh của tạng phủ không những có thể truyền biến qua lại mà còn có thể phản ánh ra bên ngoài,biến hóa bệnh lý từng vùng và phản ứng bệnh lý chỉnh thể tương quan mật thiết.
Về mặt chẩn đoán trị liệu: Chẩn đoán bệnh, quan sát cái bên ngoài để biết cái bên trong, thông qua biến hóa bên ngoài của ngũ quan, hình thể, sắc mạch để hiểu và phán đoán bệnh của tạng phủ bên trong, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác. Như quan sát lưỡi, chẩn đoán mạch có thể suy luận bệnh của tạng phủ bên trong.
Về mặt trị liệu: Chữa bệnh từng vùng xuất phát từ việc điều chỉnh chỉnh thể, giúp âm dương khôi phục lại từ đầu sự phối hợp cân bằng thì bệnh cục bộ có thể khỏi.
(b) Tính thống nhất giữa người và giới tự nhiên: quan điểm thiên nhân tương ứng cũng là một bộ phận của quan niệm chỉnh thể.Người và trời đất tương ứng cũng cụ thể thể hiện ở việc làm rõ các mặt như chức năng sinh lý của cơ thể con người, giải thích biến hóa bệnh lý, chỉ đạo chẩn đoán và trị liệu. Ví dụ:
Về mặt sinh lý, cơ thể con người có khả năng thích ứng với giới tự nhiên. Một năm 4 mùa khí hậu biến đổi ảnh hưởng rõ rệt đối với cơ thể con người, cơ thể người tùy theo đó mà sinh ra thay đổi có tính thích ứng. Mùa hạ dương khí phát tiết, biểu hiện là đi tiểu ít ra mồ hôi nhiều; mùa đông dương khí thu tàng, biểu hiện là tiểu nhiều ra mồ hôi ít. Tình huống tương tự, mạch tượng 4 mùa tùy theo sự biến đổi của khí hậu 4 mùa mà có biến hóa tương ứng, như xuân hạ mạch phần lớn phù đại, thu đông mạch phần lớn trầm tiểu. Ngày đêm sớm tối cũng ảnh hưởng với cơ thể rõ rệt, tùy theo sự biến đổi Âm - Dương mà cơ thể phát sinh sự điều tiết có tính chất tương ứng. Như dương khí của cơ thể ban ngày hướng ra ngoài, ban đêm hướng vào trong. Ngoài ra, sự khác biệt khí hậu từng khu vực, sự khác nhau của tập quán sinh hoạt và hoàn cảnh địa lý cũng ảnh hưởng hoạt động sinh lý của cơ thể. Ví dụ, phương Nam phần lớn nóng ẩm, da thịt con người phần lớn thưa lỏng; phương Bắc phần lớn lạnh khô, da thịt phần nhiều khít chặt.
Về mặt bệnh lý, không những khí hậu biến hóa quá dữ có thể dẫn đến bệnh, mà tình trạng bệnh cũng tùy theo biến đổi khí hậu tự nhiên mà thay đổi. Ví dụ, cùng một bệnh, ngày đêm sớm tối nặng nhẹ khác nhau. Quy luật thông thường là buổi sáng tỉnh táo, ban ngày yên ổn, buổi chiều gia tăng, buổi tối trở nặng. Trong những mùa khác nhau, sự nặng nhẹ của mỗi bệnh cũng khác nhau, như bệnh ở tạng Can: Mùa thu thì nặng, mùa xuân chuyển biến tốt. Ở mỗi mùa còn có thể phát sinh bệnh theo mùa, bệnh truyền nhiễm, như mùa xuân phần nhiều bệnh phong, mùa đông phần nhiều bệnh hàn, trưởng hạ dễ bị động tiết (phân sống). Ngoài ra, một vài loại bệnh tật có tính địa phương, có quan hệ mật thiết với hoàn cảnh địa lý. Về mặt chẩn đoán không những chú ý bệnh địa phương, bệnh theo mùa, mà còn chú ý bệnh thời tiết. Về mặt trị liệu, tùy người, tùy thời, tùy địa lý mà làm thích hợp (châm chước) là nguyên tắc chữa trị quan trọng của Đông y.
(2) Biện chứng luận trị: Là nguyên tắc cơ bản của Đông y để nhận biết và chữa trị bệnh tật, thuộc về một trong những đặc điểm cơ sở của Đông y. Biện chứng là căn cứ vào tư liệu thu thập được từ tứ chẩn, vận dụng lý luận Đông y tiến hành phân tích, phán đoán đưa ra chứng của một loại tính chất nào đó. Luận trị, là căn cứ vào kết quả biện chứng, xác định phương pháp trị liệu tương ứng và xử phương dụng dược. Đông y đã biện bệnh lại biện chứng, nhưng trọng điểm ở biện chứng. Biện chứng luận trị cụ thể thể hiện ở:
(a) Bệnh khác nhau nhưng trị giống nhau: Nghĩa là bệnh tật khác nhau ở một giai đoạn nào đó trong quá trình phát triển của nó, do cơ chế xuất hiện bệnh giống nhau, hình thành những chứng giống nhau, vì thế có thể sử dụng phương pháp trị giống nhau, tức là chứng giống trị giống. Ví dụ như các chứng trĩ, sa tử cung, sa dạ dày, tuy bệnh không giống nhau nhưng ở một giai đoạn nhất định đều có thể biểu hiện chứng khí ở trung tiêu bị hạ xuống, đều có thể áp dụng phương pháp chữa trị giống nhau là bổ trung ích khí thăng đề.
(b) Bệnh giống nhưng cách trị khác: Chỉ cùng một loại bệnh, do thời gian phát bệnh khác nhau, vị trí bệnh khác nhau, hoặc do phản ứng của cơ thể người bệnh khác nhau, hoặc ở giai đoạn phát triển khác nhau, từ đó mà chứng hậu biểu hiện khác nhau, vì vậy cách trị cũng khác, tức là chứng khác thì trị khác. Do đó có thể thấy việc trị bệnh của Đông y mấu chốt ở sự giống hay khác của chứng hậu, đây là tinh thần thực chất của Biện chứng luận trị.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để đọc tiếp quý vị có thể ủng hộ mua sách "Lý luận Đông y cơ sở tự luận" qua thông tin liên lạc của tác giả bên dưới.
Giá mua sách pdf chương 1: Đại cương lý luận Đông y cơ sở _ 25.000 VNĐ (11 trang A5)
Giá mua sách pdf chương 2: Âm dương _ 40.000 VNĐ (20 trang A5)
Giá mua sách pdf chương 3: Ngũ hành _ 30.000 VNĐ (13 trang A5)
Giá mua sách pdf chương 4: Tạng tượng _ 140.000 VNĐ (94 trang A5)
Giá mua sách pdf chương 5: Khí - Huyết - Tân dịch _ 40.000 VNĐ (18 trang A5)
Giá mua sách pdf chương 6: Kinh lạc _ 40.000 VNĐ (21 trang A5)
Giá mua sách pdf chương 7: Nguyên nhân gây bệnh _ 50.000 VNĐ (32 trang A5)
Giá mua sách pdf chương 8: Cơ chế bệnh sinh _ 100.000 VNĐ (57 trang A5)
Giá mua sách pdf chương 9: Nguyên tắc phòng bệnh _ 30.000 VNĐ (15 trang A5)
Giá mua sách pdf toàn bộ cuốn: 300.000 VNĐ (280 trang A5)
Mục lục sách:
Lời yêu thương
Sống ý nghĩa
Lời tri ân
Giới thiệu………………………………………………………………………i
Y khoa ca…………………………………………………………………….ii
CHƯƠNG 1. Đại cương. 1
1.1. Đông y học là gì?. 1
1.2. Trình bày sơ lược sự hình thành và phát triển của hệ thống lý luận Đông y. 1
1.3. Đặc điểm cơ bản của Đông y là gì?. 3
1.4. Trình bày quan điểm duy vật trong hệ thống lý luận của Đông y học chủ yếu thể hiện ở những mặt nào?. 7
1.5. Trình bày quan điểm của phép biện chứng trong hệ thống lý luận Đông y thể hiện chủ yếu ở những phương diện nào?. 9
1.6. Khái niệm cơ bản của “Triệu chứng (症), hội chứng (証) và bệnh (病)” là gì? Giữa 3 cái đó có quan hệ như thế nào?. 11
CHƯƠNG 2. Âm dương. 13
2.1. Như thế nào gọi là Âm - Dương? Thuộc tính Âm - Dương của vạn vật được phân chia như thế nào?. 13
2.2. “Âm - Dương giả, thiên địa chi đạo dã, vạn vật chi cương kỷ, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thủy, thần minh chi phủ dã, trị bệnh tất cầu vu bản”. Câu nói này nên hiểu như thế nào và có ý nghĩa quan trọng thế nào?. 14
2.3. Hiểu như thế nào về câu nói “Âm bình Dương bí, tinh thần nải trị, Âm - Dương li tuyệt, tinh khí nải tuyệt”. 15
2.4. Trình bày nội dung cơ bản của học thuyết Âm - Dương. 16
2.5. Trình bày ứng dụng của học thuyết Âm - Dương trong y học. 19
2.6. Hãy dùng học thuyết Âm - Dương nói rõ chức năng sinh lý của cơ thể ? 21
2.7. Hãy dùng học thuyết Âm - Dương nói rõ biến hóa bệnh lý của cơ thể? 22
2.8. Ứng dụng học thuyết Âm – Dương như thế nào để chẩn đoán bệnh tật? 24
2.9. Dùng học thuyết Âm - Dương để hướng dẫn trị bệnh như thế nào. 25
2.10. Hiểu sao về câu nói “Tráng thủy chi chủ, dĩ chế dương quang; ích hỏa chi nguyên, dĩ tiêu Âm ế”?. 27
CHƯƠNG 3. Ngũ hành. 30
3.1. Trình bày về ngũ hành và học thuyết ngũ hành?. 30
3.2. Học thuyết ngũ hành có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự quy loại thuộc tính ngũ hành của sự vật?.. 31
3.3. Trình bày đầy đủ nội dung chính của học thuyết ngũ hành. 32
3.4. Trình bày ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong Đông y. 35
3.5. Học thuyết ngũ hành hướng dẫn việc chữa trị trên lâm sàng như thế nào ? 38
3.6. Trình bày sơ lược về ứng dụng của lý luận ngũ hành trong việc chữa trị bệnh tình chí. 41
CHƯƠNG 4. Tạng tượng. 43
4.1. Thế nào gọi là “Tạng tượng”?. 43
4.2. Trình bày “Học thuyết tạng tượng” ? Nêu rõ ý nghĩa của học thuyết này như thế nào? 44
4.3. Trình bày đặc điểm hình thái và chức năng của Ngũ hành, lục phủ, phủ kỳ hằng? 45
4.4. Hiểu như thế nào đoạn nguyên văn “Sở vị ngũ tạng giả, tàng tinh khí nhi bất tả dã, cố mãn nhi bất năng thực. Lục phủ giả, chuyên hóa vật nhi bất tàng, cố thực nhi bất năng mãn dã”. 47
4.5. Từ góc độ đặc điểm sinh lý tạng phủ hãy trình bày ý nghĩa câu nói: Tạng bệnh phần nhiều là hư, phủ bệnh phần nhiều là thực, phủ hư bổ tạng, tạng thực tả phủ. 48
4.6. Hãy trình bày sự hình thành của học thuyết tạng tượng. 50
4.7. Trình bày những đặc điểm của học thuyết tạng tượng. 51
4.8. Trình bày những chức năng sinh lý của tạng Tâm. 53
4.9. Trình bày sinh lý và bệnh lý của Tâm biểu hiện ở cơ thể và tại khiếu. 54
4.10. Hiểu sao về câu “Hãn huyết đồng nguyên” . 55
4.11. Trình bày tác dụng điều tiết của tạng Tâm đối với hoạt động chức năng của các tạng phủ khác. 56
4.12. Trình bày chức năng sinh lý của tạng Phế. 57
4.13. Trình bày quan hệ giữa “Tuyên phát” và “Túc giáng” của Phế. 61
4.14. Thế nào là “Thông điều thủy đạo” ? Trong quá trình trao đổi thủy dịch, Phế đóng vai trò như thế nào? Tại sao nói Phế là nguồn nước trên _ “Phế vi thủy chi thượng nguyên”? 62
4.15. Lý giải “Phế triều bách mạch” như thế nào?. 63
4.16. Phế và bì mao có mối liên hệ thế nào về mặt sinh lý? Có ý nghĩa thực tế gì? 64
4.17. Trình bày chức năng sinh lý của tạng Tỳ ?. 66
4.18. Bàn luận tác dụng sinh lý và bệnh lý của Tỳ trong quá trình tiêu hóa thức ăn. 67
4.19. Lý giải về công năng Tỳ chủ vận hóa thủy thấp? Vì sao nói: “Chư thấp thũng mãn, giai thuộc vu Tỳ”. 69
4.20. Thế nào là “Tỳ thống huyết” ? Những đặc điểm của Tỳ hư không thể thống huyết gây ra xuất huyết? 70
4.21. Tỳ tại thể hợp cơ nhục, chủ tứ chi có ý nghĩa như thế nào? Hãy lý giải ”Trị nuy độc thủ dương minh”?. 71
4.22. Tỳ và tinh, khí, huyết, tân dịch quan hệ thế nào?. 73
4.23. Tại sao nói “Tỳ vi hậu thiên chi bổn”, “ Khí huyết sinh hóa chi nguyên”? 74
4.24. Trình bày công năng sinh lý chủ yếu của Can. 76
4.25. Thế nào là “Sơ tiết”? Can chủ sơ tiết chủ yếu có các tác dụng nào trên phương diện điều sướng khí cơ?. 78
4.26. Trình bày mối quan hệ giữa Can chủ sơ tiết và sự vận hành của khí, huyết, thủy dịch. 79
4.27. Trình bày tác dụng quan trọng của Can trong quá trình tiêu hóa. 81
4.28. Trình bày mối quan hệ giữa Can khí và Can huyết. 83
4.29. Thế nào là “Cân”? Lý giải thế nào về công năng Can chủ cân? 84
4.30. Tại sao nói Can là “Phong mộc chi tạng”? Lý giải về “Chư phong trạo huyễn, giai thuộc vu Can”?. 86
4.31. Bàn luận về quan hệ sinh lý và bệnh lý giữa Can và mắt. 87
4.32. Trình bày công năng sinh lý của tạng Thận. 88
4.33. Thế nào là tinh? Tinh tàng ở Thận có thể chia thành mấy loại? Nguồn gốc ra sao? Mối quan hệ của chúng như thế nào?. 90
4.34. “Thiên quý” là gì, tác dụng sinh lý thế nào? Có liên quan gì với tinh khí của Thận? 91
4.35. Trình bày khái niệm cơ bản của Thận âm, Thận dương và biểu hiện bệnh lý khi bị rối loạn. 92
4.36. Bàn về mối quan hệ sinh lý và bệnh lý giữa Thận và cốt, tủy, não. 94
4.37. Hoạt động sinh lý ngũ tạng và tình chí tinh thần có quan hệ mật thiết như thế nào? 96
4.38. Trình bày mối quan hệ giữa ngũ tạng và thất khiếu. 98
4.39. Trình bày mối quan hệ giữa ngũ tạng và ngũ hoa. 101
4.40. Thế nào là “Thất xung môn”? Thất xung môn là chỉ những bộ phận nào? 103
4.41. Trình bày công năng sinh lý chủ yếu của Đởm. 104
4.42. Vì sao Đởm thuộc lục phủ và lại thuộc phủ kì hằng?. 105
4.43. Trình bày ngắn gọn công năng sinh lý của Vị. 106
4.44. Thế nào là “Vị khí”? Lý giải thế nào về “Nhân dĩ Vị khí vi bổn”? 107
4.45. Trình bày công năng sinh lý của Tiểu trường. 109
4.46. Tiểu trường có liên quan thế nào với sự tạo nước tiểu? 110
4.47. Công năng truyền tống của Đại trường có liên quan đến hoạt động sinh lý của những tạng phủ nào?. 111
4.48. Trình bày công năng sinh lý của Tam tiêu?. 112
4.49. Trình bày ngắn gọn công năng sinh lý của Não. 114
4.50. Công năng sinh lý của nữ tử bào gồm những gì? Công năng bình thường của nó phụ thuộc những điều kiện nào?. 115
4.51. Trình bày mối quan hệ giữa Tâm và Phế... 117
4.52. Trình bày mối quan hệ giữa Tâm và Tỳ….. 118
4.53. Trình bày mối quan hệ giữa Tâm và Can... 119
4.54. Bàn luận mối quan hệ sinh lý và bệnh lý giữa Tâm và Thận. 120
4.55. Trình bày mối quan hệ giữa hai tạng Phế và Tỳ. 121
4.56. Hiểu thế nào về “Tỳ vị sinh đàm chi nguyên, Phế vi trữ đàm chi khí”? Có ý nghĩa với lâm sàng thế nào?. 123
4.57. Trình bày mối quan hệ giữa Can và Tỳ...... 125
4.58. Trình bày mối quan hệ giữa Can và Thận. 126
4.59. Trình bày mối quan hệ giữa Phế và Thận.. 127
4.60. Thế nào là Can Thận đồng nguyên?. 128
4.61. Hiểu thế nào là “Lục phủ dĩ thông vi dụng”? Cách suy nghĩ này kết hợp lâm sàng thế nào 128
4.62. Thế nào là “Tạng phủ tương hợp”? Từ phương diện sinh lý, bệnh lý bàn về mối quan hệ giữa Phế và Đại trường, giữa Thận và Bàng quang?. 130
4.63. Trình bày mối quan hệ giữa Tỳ và Vị. 132
4.64. Trình bày quá trình trao đổi thủy dịch. 133
4.65. Quá trình tiêu hóa trong cơ thể chủ yếu có liên quan đến những tạng phủ nào? Mỗi tạng phủ này có tác dụng ra sao?. 135
CHƯƠNG 5. Khí – Huyết – Tân dịch. 137
5.1. Khái niệm cơ bản của khí? Công năng sinh lý chủ yếu của khí gồm những gì? 137
5.2. Nguồn sinh ra khí có mấy nguồn? Ảnh hưởng sự tạo thành khí chủ yếu có những nhân tố nào? 139
5.3. Thế nào là “Khí hóa”? Tác dụng khí hóa chủ yếu biểu hiện ở những mặt nào? 140
5.4. Thế nào là “Khí cơ”? Hình thức cơ bản của nó như thế nào? Khí cơ chủ yếu biểu hiện trong hoạt động sinh lý của những tạng phủ nào?. 140
5.5. Thế nào là “Khí cơ thất điều”? Nó có hình thức biểu hiện gì? Nêu khái niệm của hình thức đó? 141
5.6. Trình bày khái niệm, cấu tạo, phân bố và công năng của nguyên khí, tông khí, dinh khí, vệ khí. 142
5.7. Thế nào gọi là “Huyết dịch” ? Nó được tạo ra như thế nào? Sự vận hành của nó chủ yếu có liên quan đến những yếu tố nào?. 144
5.8. Trình bày công năng sinh lý của huyết dịch. 146
5.9. Thế nào là “Tân dịch”? Tân và dịch có gì khác nhau? Công năng sinh lý chủ yếu của tân dịch là gì?. 147
5.10. Sự tạo thành, phân bố và bài tiết tân dịch chủ yếu có liên quan đến công năng sinh lý của những tạng phủ nào? Những tạng phủ này có tác dụng gì?. 148
5.11. Mối quan hệ giữa khí và huyết chủ yếu biểu hiện ở những mặt nào? 149
5.12. Hiểu thế nào về “Tân huyết đồng nguyên”, “Hãn huyết đồng nguyên”? Và có ý nghĩa lâm sàng thế nào?. 151
5.13. Khí và tân dịch có liên hệ như thế nào về mặt sinh lý và bệnh lý? 152
5.14. Tại sao nói “Nục gia bất khả phát hãn”, “Vong huyết gia bất khả phát hãn”? 153
CHƯƠNG 6. Kinh lạc. 155
6.1. Thế nào là kinh lạc và học thuyết kinh lạc? Hệ thống kinh lạc do những bộ phận nào cấu tạo thành?. 155
6.2. Thế nào là chính kinh và kỳ kinh? Chúng có sự khác biệt như thế nào và liên hệ nội tại? Kỳ kinh có tác dụng sinh lý thế nào?. 156
6.3. Đường đi của mười hai kinh mạch và quy luật giao nhau? 158
6.4. Quy luật phân bố của mười hai kinh mạch ở vùng tứ chi, thân, và đầu mặt? 158
6.5. Dựa vào trình tự khí huyết lưu chú hãy viết ra tên của mười hai kinh mạch. 160
6.6. Thế nào là “Kinh mạch biểu lý tương hợp” và “Lục hợp”? 160
6.7. “Kinh biệt” là gì? Đường đi của mười hai kinh biệt có đặc điểm ra sao? Công năng sinh lý của chúng như thế nào?. 162
6.8. Trình bày vị trí đường đi của mười hai kinh chính. 163
6.9. Trình bày đường đi của kỳ kinh bát mạch. 171
6.10. Kinh lạc có những công năng sinh lý nào?. 173
6.11. Học thuyết kinh lạc giải thích về bệnh lý và hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?. 175
CHƯƠNG 7. Nguyên nhân gây bệnh và phát bệnh. 177
7.1. Thế nào là “Nguyên nhân bệnh”? Đặc điểm nguyên nhân bệnh của Đông y như thế nào? Bao gồm những nội dung gì?. 177
7.2. Thế nào là “Lục khí” và “Lục dâm”? Đặc điểm gây bệnh của lục dâm là gì? 178
7.3. Tà khí lục dâm và nội sinh ngũ tà có gì khác nhau?. 179
7.4. Trình bày tính chất và đặc điểm gây bệnh của phong tà. 180
7.5. Vì sao nói “ Phong vi bách bệnh chi trưởng”?. 181
7.6. Trình bày tính chất và đặc điểm gây bệnh của hàn tà?. 182
7.7. Trình bày tính chất và đặc điểm gây bệnh của thử tà?. 183
7.8. Thế nào là thương hàn, trúng hàn, nội hàn, ngoại hàn? Trình bày quan hệ giữa chúng? 184
7.9. Thế nào là nội thấp, ngoại thấp? Trình bày quan hệ giữa chúng? 185
7.10. Trình bày tính chất và đặc điểm gây bệnh của thấp tà? 186
7.11. Trình bày tính chất và đặc điểm gây bệnh của táo tà. 187
7.12. Hiểu như thế nào về "Bách bệnh sinh vu khí dã"?. 188
7.13. Tính chất và đặc điểm gây bệnh của hỏa nhiệt tà là gì? 189
7.14. Thế nào là lệ khí? Đặc điểm gây bệnh của lệ khí? Lục dâm tà khí và lệ khí gây bệnh khác nhau thế nào?. 190
7.15. Hỏa/Nhiệt tà và thử tà gây bệnh có tính chất và đặc điểm gì khác nhau? 191
7.16. Hàn tà và thấp tà gây bệnh có tính chất và đặc điểm gì khác nhau? 192
7.17. Thế nào là “Ngũ chí hóa hỏa”, “Ngũ khí hóa hỏa”? Chúng quan hệ thế nào với “Khí thừa ắt thành hỏa"?. 194
7.18. Thế nào là thất tình? Đặc điểm gây bệnh của nội thương thất tình là gì? 196
7.19. Ăn uống không điều độ vì sao lại gây nên bệnh? Biểu hiện lâm sàng thế nào? 198
7.20. Quá lao và quá dật vì sao có thể gây nên bệnh?. 199
7.21. Đàm ẩm là gì? Nó được hình thành như thế nào? Nêu đặc điểm bệnh chứng của đàm và ẩm? 200
7.22. Thế nào là ứ huyết? Nguyên nhân hình thành? Đặc điểm chung của bệnh chứng ứ huyết là gì? 202
7.23. Đông y làm thế nào nhận biết bệnh tật? Sự phát sinh bệnh tật có liên quan đến các nhân tố nào?.. 203
7.24. Sự ảnh hưởng của ngoại cảnh gây phát sinh bệnh tật biểu hiện ở những mặt nào? 204
7.25. Sự ảnh hưởng của nội cảnh gây phát sinh bệnh tật chủ yếu thể hiện ở những mặt nào? 206
7.26. Hiểu thế nào về “Chính khí tồn nội, tà bất khả cán”, “Tà chi sở tấu, kì khí tất hư”? 207
CHƯƠNG 8. Cơ chế bệnh sinh. 209
8.1. Thế nào là bệnh cơ? Bệnh cơ Đông y bao quát những nội dung nào? 209
8.2. Thế nào là “Hư”, “Thực”? Sự chuyển biến của cơ chế bệnh lý hư thực và biểu hiện chứng hậu ra sao?. 209
8.3. Thế nào là phản ứng bệnh lý của hư thực lẫn lộn, chuyển hóa và thật giả ra sao? 211
8.4. Hiểu thế nào về “Chí hư hữu thịnh hậu”, “Đại thực hưu doanh trạng”? 212
8.5. Tà chính thịnh suy có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển và biến đổi của bệnh tật? 214
8.6. Thế nào là âm dương thất điều? Trình bày và phân loại những cơ chế gây bệnh của âm dương thất điều. 215
8.7. Thế nào là âm thịnh, dương thịnh? Cơ chế bệnh lý và biểu hiện lâm sàng như thế nào? 217
8.8. Thế nào là dương suy, âm suy? Cơ chế bệnh lý và biểu hiện lâm sàng như thế nào? 218
8.9. Thế nào là âm dương hỗ tổn? Trình bày phản ứng bệnh lý Âm tổn cập dương và dương tổn cập âm.. 220
8.10. Thế nào là âm dương cách cự? Biểu hiện hàn nhiệt có sự nghi ngờ thật giả thế nào về Âm thịnh cách dương và dương thịnh cách âm?. 221
8.11. Thế nào là vong âm, vong dương? Cơ chế bệnh lý như thế nào? 223
8.12. Thế nào là khí huyết thất thường? Cơ chế bệnh sinh của khí huyết thất thường là gì? 224
8.13. Thế nào là khí hư? Nguyên nhân hình thành là gì? Có những biểu hiện bệnh lý nào? 225
8.14. Cơ chế bệnh lý của khí trệ, khí nghịch, khí hãm, khí bế là gì? 225
8.15. Cơ chế sinh bệnh của huyết hư, huyết ứ, huyết nhiệt như thế nào? 227
8.16. Thế nào là khí trệ huyết ứ, khí bất nhiếp huyết, khí tùy huyết thoát? Cơ chế bệnh lý ra sao? 228
8.17. Thế nào là tân dịch bất túc? Trình bày cơ chế và phản ứng bệnh lý? 229
8.18. Cơ chế bệnh lý do tân dịch phân bố, bài tiết gặp trở ngại thế nào? Những phản ứng bệnh lý là gì?. 230
8.19. Thế nào là tân đình khí trở, khí tùy dịch thoát, tân khô huyết táo và tân suy huyết ứ? Biểu hiện bệnh lý như thế nào?. 231
8.20. Thế nào là Phong khí nội động? Nêu nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng? 232
8.21. Thế nào là hàn sinh ra từ bên trong? Nêu nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng? 234
8.22. Thế nào là «Thấp trọc nội sinh»? Nêu nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng? 236
8.23. Thế nào là «Tân thương hóa táo»? Nêu nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng? 237
8.24. Thế nào là «Hỏa nhiệt nội sinh»? Nêu nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng như thế nào? 238
8.25. Cơ chế bệnh sinh của kinh lạc? Bao gồm những bệnh lý nào? 239
8.26. Khí huyết trong kinh lạc thiên thịnh thiên suy hoặc nghịch loạn có thể gây ra những bệnh lý gì? Cho ví dụ minh họa. 240
8.27. Cơ chế bệnh sinh của tạng phủ là gì? Bao gồm những nội dung gì? 241
8.28. Trình bày cơ chế của âm dương trong Tâm khí huyết thất điều? 242
8.29. Trình bày khái niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng của Tâm huyết bất túc, Can huyết suy tổn. 246
8.30. So sánh cơ chế bệnh sinh của Tâm dương hư, Tỳ dương hư, Thận dương hư có gì khác nhau? 247
8.31. Trình bày khái niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng chủ yếu của Phế khí thất điều, Tỳ khí thất điều, Can khí thất điều và Thận khí thất điều. 248
8.32. Trình bày khái niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng chủ yếu của Tâm âm bất túc, Phế âm bất túc, Tỳ âm bất túc, Can âm bất túc, Thận âm bất túc. 251
8.33. Cơ chế bệnh sinh của Can hỏa thượng viêm, Can dương thượng cang, Can phong nội động khác nhau như thế nào?. 253
8.34. Trình bày cơ chế bệnh sinh 19 điều của Nội kinh tố vấn trong đó có liên quan đến cơ chế bệnh ngũ tạng. 255
8.35. Trình bày cơ chế bệnh sinh công năng Đởm thất điều. 260
8.36. Trình bày cơ chế bệnh sinh công năng Vị thất điều. 260
8.37. Trình bày cơ chế bệnh sinh công năng Tiểu trường thất điều? 262
8.38. Trình bày cơ chế bệnh sinh công năng Bàng quang thất điều? 263
8.39. Trình bày cơ chế bệnh sinh công năng Đại trường thất điều? 264
8.40. Ngoại phong và nội phong có gì khác nhau?. 264
CHƯƠNG 9. Nguyên tắc phòng bệnh. 266
9.1. Thế nào là “Trị vị bệnh”? Trị vị bệnh bao gồm những nội dung nào? 266
9.2. Thế nào là “Tiên an vị thụ tà chi địa”? Có ý nghĩa thế nào trong phòng ngừa sự truyền biến của bệnh tật?. 267
9.3. Thế nào là trị tắc? Trị tắc và trị pháp có sự khác nhau thế nào? Nguyên tắc điều trị Đông y lâm sàng thường dùng có những gì?. 269
9.4. Thế nào là “Tiêu”, “Bản”? Tại sao nhấn mạnh “Trị bệnh tất cầu vu bản”? Khi vận dụng phép trị “Trị bệnh cầu bản” bắt buộc nắm chính xác hai tình huống nào? 270
9.5. Làm thế nào vận dụng chính xác nguyên tắc điều trị tiêu bản hoãn cấp? 271
9.6. Thế nào là “Chính trị” và “Phản trị”? Thực chất của phép phản trị là gì? 273
9.7. Nêu ví dụ làm rõ phép chính trị “Hàn giả nhiệt chi”, “Nhiệt giả hàn chi”, “Hư tắc bổ chi”, “Thực tắc tả chi”. 274
9.8. Thế nào là “Hàn nhân hàn dụng”, “Nhiệt nhân nhiệt dụng”, “Thông nhân thông dụng”, “Tắc nhân tắc dụng”? Nêu ví dụ chứng minh. 275
9.9. Thế nào là phù chính và khu tà? Phù chính và khu tà dùng trong điều trị bệnh thích hợp như thế nào? Trong lâm sàng nên vận dụng ra sao?. 277
9.10. Thế nào là điều chỉnh âm dương? Nguyên tắc “Tổn kỳ hữu dư” và “Bổ kỳ bất túc” thích hợp dùng vào những bệnh nào?. 279
9.11. Thế nào là điều trị theo thời, theo địa, theo nhân? Có ý nghĩa lâm sàng như thế nào? 281
Phụ lục 1: Học lý luận Đông y cơ sở như thế nào. I
Phụ lục 2: Yêu cầu cơ bản khi trả lời câu hỏi lý luận Đông y cơ sở VI
Lời bạt X
Lời kết.
[i] Bác sỹ Đông Tây y kết hợp. Giảng viên Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
+ Liên hệ tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh: 0938650104 (Zalo, Messenger). Khám sức khỏe tổng quát bằng phương pháp Đông y. Quý vị sẽ được trải nghiệm thú vị về phương pháp tự thực hành và theo dõi sức khỏe tốt. Nhận hướng dẫn và nghiên cứu ứng dụng Đông y - Châm cứu.