PHƯƠNG PHÁP THỦY CHÂM

Thủy châm là một phương pháp điều trị, tiến hành tiêm thuốc vào huyệt vị, thông qua việc dùng kim và dịch thuốc để kích thích vào huyệt nhằm tạo nên tác dụng kích thích và dược lý, do đó điều chỉnh được hoạt động của cơ thể, cải thiện tình trạng bệnh lý.

 

THỦY CHÂM LIỆU PHÁP

(Phương pháp điều trị tiêm thuốc vào huyệt)

Biên dịch: Mai Ngọc Dược[1], Lê Minh Luật[2]

Khái niệm

Thủy châm là một phương pháp điều trị, tiến hành tiêm thuốc vào huyệt vị, thông qua việc dùng kim và dịch thuốc để kích thích vào huyệt nhằm tạo nên tác dụng kích thích và dược lý, do đó điều chỉnh được hoạt động của cơ thể, cải thiện tình trạng bệnh lý.

      I.            Thuốc thủy châm thường dùng

Căn cứ vào sự cần thiết của bệnh tình, thầy thuốc chọn các loại thuốc đông và tây y để thủy châm vào cơ bắp, thường dùng dung dịch glucose 5-10%, nước muối sinh lý, thuốc kháng sinh,  vitamin B1, B12, atropin, procain 0.5-1%, các dịch chiết thuốc Đương quy, Xuyên khung, Bản lan căn...

   II.            Phương pháp thực hiện

Căn cứ vào vị trí thủy châm và lượng thuốc cụ thể mà chọn cỡ kim và ống tiêm cho thích hợp. Sau khi sát trùng thường quy trên vùng da tại chỗ, căn cứ theo phương pháp hào châm, hướng đầu mũi kim theo góc và hướng ổn định, sau đó nhanh chóng đưa kim qua vùng dưới da hoặc lớp cơ có độ sâu nhất định, tiến hành nhấp tiến lui kim để có cảm giác đắc khí khi châm, nếu như rút bơm tiêm ra không có máu, thì tiến hành đẩy bơm thuốc vào.

Liều lượng thủy châm: Tùy theo loại thuốc và vị trí thủy châm khác nhau, ví như vùng tay chân và thắt lưng thì cơ to và dày, có thể thủy châm 10 - 20mL dung dịch glucose 5-10%, nhưng mà ở đầu mặt và tai thì thông thường 0,3 - 0,5mL; Dịch chiết thuốc đông y có thể thủy châm từ 1 - 2 mL; kháng sinh hoặc loại thuốc khác lấy từ 1/5 -1/2 nguyên liều cho thích hợp.

Thủy châm mỗi ngày hoặc cách ngày 1 lần; 10 ngày là 1 liệu trình.

III.            Phạm vi ứng dụng

Nhiều bệnh như ho, suyễn, chứng tý (đau nhức), đau dạ dày, đau thắt lưng, bệnh dây thần kinh mặt, đau thần kinh tọa, chấn thương bầm dập bong gân, thần kinh suy nhược, viêm đại tràng, bệnh kiết lỵ...

IV.            Những điều lưu ý

1. Cần chú ý tính chất của thuốc, tác dụng dược lý, liều lượng, tương tác thuốc, tác dụng phụ và dị ứng thuốc. Với thuốc thường dễ gây dị ứng (như thuốc kháng sinh Penicilline..) thì phải thử phản ứng da trước khi dùng; với thuốc tác dụng phụ mạnh thì cần thận trọng khi dùng.

2. Không được thủy châm các dịch thuốc vào các khoang khớp, khoang tủy sống và mạch máu. Nếu tiêm nhầm vào các khoang khớp sẽ gây phản ứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) ; nếu như tiêm vào khoang tủy sống sẽ gây tổn thương tủy sống.

3. Khi thủy châm vào những huyệt vị có dây thần kinh chính đi qua, cần chú ý tránh các dây thần kinh hoặc châm với độ nông thích hợp để không đụng đến dây thần kinh tại chỗ. Nếu như kim châm trúng dây thần kinh, người bệnh có cảm giác chạm điện, cần rút lui kim lên một ít sau đó mới bơm thuốc vào để tránh tổn thương dây thần kinh.

4. Khi thủy châm vùng thân mình không được châm quá sâu, tránh châm trúng nội tạng. Ở phụ nữ mang thai, không nên thủy châm vùng bụng dưới, vùng thắt lưng cụt và huyệt Hợp cốc, huyệt Tam âm giao... vì dễ dẫn đến sảy thai.

Việt Nam,

Mạnh thu, Đinh Dậu 2018.

Tham khảo tài liệu gốc:

http://www.zysj.com.cn/lilunshuji/zhenjiuxue/93-6-4.html

空位注射

穴位注射,是在穴位中进行药物注射,通过针刺和药液对穴位的刺激及药理作用,从而调整机体功能,改善病理状态的一种治疗方法

(一)常用

根据病情需要,选用各种供肌肉注射的中西药物。常用的有510%葡萄糖溶液、生理盐水、抗菌素、维生素B1B12、阿托品、051%普鲁卡因、各种组织液及当归、川芎、板兰根等多种中药注射液

(二)操作方法

根据注射部位的具体情况和药量的不同,选择合适的注射器和针头。常规消毒局部皮肤后,将针头按照毫针法的角度和方向的要求迅速进入皮下或肌层的一定深度,并上下提插出现针感后,若回抽无血,即将药物注入

注射剂量:因药物及注射部位不同而有差异,如四肢及腰部肌肉丰厚处,可注入510%葡萄糖液1020毫升,而头面及耳部等处,一般只注0305毫升;中药浸出液可注入12毫升;抗菌素或其他药物,以原药物剂量的1512为宜

每日或隔日1次,10为一疗程

(三)适应范围

多用于咳嗽、哮喘、痹症、胃痛、腰痛、三叉神经痛、坐骨神经痛、软组织扭挫伤、神经衰弱、肠炎、菌痢等

(四)注意事

1.注意药物的性能、药理作用、剂量、配伍禁忌、副作用和过敏反应。凡能引起过敏反应的药物(如青霉素等),必须先作皮试,副作用较严重的药物,应谨慎使用

2.一般药液不宜注入关节腔、脊髓腔和血管内。这些药液误入关节腔,可引起关节红肿、发热、疼痛等反应;误入脊髓腔,有损害脊髓的可能

3.在主要神经干通过的部位作穴位注射时,应注意避开神经干,或浅刺以不达到神经干所在的浓度为宜。如针尖触到神经干,患者有触电感,要稍退针,然后再注入药物,以免损伤神经

4.注射躯干部,不能过深,防止刺伤内脏。孕妇的下腹、腰骶部及合谷、三阴交等穴一般不宜作穴位注射,以防引起流产

 


[1] Khoa Nội Nhi _ Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Ngãi. 

[2] Bác sỹ Đông Tây y kết hợp. Giảng viên Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh – Nghiên cứu sinh Đông y Châm cứu tại Đại học Trung Y Dược Cam Túc, Trung Hoa.

 

 + Liên hệ tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh: 0938650104 (Zalo, Messenger). Khám sức khỏe tổng quát bằng phương pháp Đông y. Quý vị sẽ được trải nghiệm thú vị về phương pháp tự thực hành và theo dõi sức khỏe tốt. Nhận hướng dẫn và nghiên cứu ứng dụng Đông y - Châm cứu.