KHỞI XƯỚNG SỰ NGHIÊM TÚC CỦA NHÂN CÁCH

Khổng Tử muốn nói với chúng ta phải lấy tình cảm và sự tài hoa hữu hạn để lưu lại những nơi có giá trị sử dụng cao nhất. Chúng ta cũng nói về việc tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên, nhưng lại quên bàn về sự lãng phí năng lượng của cuộc sống bản thân và sự hoang vu trong tâm hồn của chính mình.

 KHỞI XƯỚNG SỰ NGHIÊM TÚC CỦA NHÂN CÁCH

                       Lê Minh Luật[i]

 

            Chúng ta thường nói, việc gì nên làm, việc gì không nên làm; việc gì là tốt, việc gì là xấu. Thực ra, đối với một sự việc hoàn toàn không thể đơn giản dựa vào như vậy để phân loại. Ở lúc nào làm việc này, làm tới mức độ nào, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của việc này.

            Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh sự phù hợp khi làm một việc gì đó, và cho rằng trong quá trình làm việc cố gắng hết mức tránh thái quá hoặc bất cập. Ông khởi xướng nhân ái, nhưng hoàn toàn không cho rằng không nên nhân ái một cách đánh mất cả nguyên tắc để đối đãi với sự tổn thất của tất cả mọi người.

            Có người hỏi ông: “Lấy đức báo oán là như thế nào?”

            Khổng Tử đáp: “Lấy sự ngay thẳng để báo oán, lấy đức để báo đức”

            Câu trả lời của ông nghe ra có vẻ ngoài dự kiến, nhưng thực sự đây chính là sự phù hợp phải lẽ mà Khổng Tử muốn nói với chúng ta trong phép ứng xử, đề xuất một loại nhân cách sống nghiêm túc và một cuộc sống hiệu quả.

            Đương nhiên là ông không tán thành với cách lấy oán báo oán. Vì nếu như mãi mãi lấy ác ý và oán hận để đối xử với những hành vi không đạo đức thế thì thế giới này mãi tuần hoàn với tính xấu không thôi. Như thế chúng ta sẽ đánh mất không chỉ hạnh phúc của chính mình mà cả hạnh phúc của con cháu. Nhưng lấy đức báo oán cũng vậy, không thể giữ lấy được. Hay nói cách khác, bạn cống hiến quá nhiều ân đức, quá nhiều lòng thương; dùng lòng nhân từ đối xử với những người và việc không đáng giá trị như vậy thì cũng chính là một loại sống lãng phí.

            Ngoài hai loại trên, còn một loại thái độ sống thứ ba, chính là dùng sự công bằng, ngay thẳng, sáng suốt công tâm của chính mình, hay chính là nhân cách cao thượng, bình tĩnh thản nhiên để đối diện với tất cả, đó chính là lấy sự thẳng thắn để báo oán vậy.

            Từ những cơ sở trên, Khổng Tử muốn nói với chúng ta phải lấy tình cảm và sự tài hoa hữu hạn để lưu lại những nơi có giá trị sử dụng cao nhất. Chúng ta cũng nói về việc tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên, nhưng lại quên bàn về sự lãng phí năng lượng của cuộc sống bản thân và sự hoang vu trong tâm hồn của chính mình.

*********

[i] Bác sỹ Đông Tây y kết hợp. Giảng viên Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

+ Liên hệ tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh: 0938650104 (Zalo, Messenger). Khám sức khỏe tổng quát bằng phương pháp Đông y. Quý vị sẽ được trải nghiệm thú vị về phương pháp tự thực hành và theo dõi sức khỏe tốt. Nhận hướng dẫn và nghiên cứu ứng dụng Đông y - Châm cứu.

Nguồn dịch: