BÍ QUYẾT SỐNG VUI

An bần lạc đạo, trong mắt của con người xã hội hiện đại phần nhiều có ý là không có chí cầu tiến. Trong sự cạnh tranh gay gắt, mỗi người đều nỗ lực phát triển sự nghiệp của chính mình, thu nhập bao nhiêu, chức vụ cao thấp, dường như đã trở thành tiêu chí cho sự thành công của một người. Tuy nhiên, càng cạnh tranh gay gắt, càng cần phải điều chỉnh tâm thái, vả lại phải điều chỉnh quan hệ với người xung quanh.

BÍ QUYẾT SỐNG VUI

                       Lê Minh Luật[i]

 

Trong sách ‘Luận ngữ’, Khổng Tử đã nhắn nhủ các học trò mình nên như thế nào để tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống.

Vì sao cổ nhân sống an bần mà vẫn khoái hoạt? - Trí Thức VN

            Học trò Tử Cống từng hỏi Khổng Tử: “Giả như một người sống bần tiện nhưng không nịnh nọt người giàu; còn một người giàu có lại không kiêu ngạo ăn hiếp kẻ khác, điều này như thế nào?” Khổng Tử trả lời rằng được thế thì rất tốt, nhưng cũng chưa đủ. Còn có một cảnh giới cao hơn, gọi là “Bần nhi lạc, phú nhi hảo lễ giả dã.” Ý nói cảnh giới đó là thể hiện một con người không chỉ yên ổn với cảnh sống bần tiện, giữ vững quan điểm sống vốn có, mà còn có một nội tâm lạc quan trong sáng, không thể bị tước đoạt bởi cuộc sống khó khăn, cũng không thể vì cuộc sống giàu sang mà tiêu hoang xa xỉ, ấy chính là người quân tử có nội tâm đủ đầy niềm vui, lễ phép nghiêm túc.

            Tư tưởng Nho gia như vầy đã lưu truyền lại, giúp cho lịch sử xuất hiện rất nhiều bậc quân tử với nội tâm như vậy. Đào Uyên Minh ở thời kỳ Đông Tấn chính là một trong những người như thế.

            Đào Uyên Minh đã từng làm một chức quan nhỏ qua 83 ngày, do một việc nhỏ mà ông liền từ quan về quê: Có người nói lại với ông rằng, có viên quan cấp trên lại kiểm tra công việc, muốn công việc “Thúc đới kiến chi”. Điều này có nghĩa là nếu như hết hôm nay mà còn muốn mặc áo mão, mang đai quan thì phải cung kính đến thăm hỏi lãnh đạo. Đào Uyên Minh nói: tôi không vì 5 đấu thóc mà phải cúi mình xin phép, có nghĩa là, ông không chịu vì làm chức quan này mà phải vì người khác hạ thấp mình như vậy. Thế là, ông lấy ấn quan để lại, rồi tự mình trở về nhà.

            Sau khi về nhà, ông đem tâm sự của chính mình viết nên một bài thơ “Quy khứ lai hề từ” (Trở về từ chức vậy). Ý nghĩa bài thơ là: Thân thể đã là chủ nhân của linh hồn, chỉ vì ăn tốt một chút, ở tốt một chút, mà không thể không hạ thấp mình vì kẻ khác, linh hồn đã phải chịu bao nhiêu sự bạc đãi. Ông không chịu sống như vậy, “Ngộ dĩ vãng chi bất gián, tri lai giả chi khả truy” (Nhận ra không thể cản trở chuyện cũ, biết có thể theo đuổi với lý tưởng tương lai của mình), thế là ông trở về với ruộng vườn của chính mình.

            An bần lạc đạo, trong mắt của con người xã hội hiện đại phần nhiều có ý là không có chí cầu tiến. Trong sự cạnh tranh gay gắt, mỗi người đều nỗ lực phát triển sự nghiệp của chính mình, thu nhập bao nhiêu, chức vụ cao thấp, dường như đã trở thành tiêu chí cho sự thành công của một người. Tuy nhiên, càng cạnh tranh gay gắt, càng cần phải điều chỉnh tâm thái, vả lại phải điều chỉnh quan hệ với người xung quanh.

            Như vậy, trong xã hội hiện đại, chúng ta nên làm người như thế nào? Tử Cống lại hỏi Khổng Tử một vấn đề cực kỳ lớn: “Thầy có chữ nào cho con có thể thực hiện cả đời mà mang lại ích lợi chăng?” Khổng Tử suy nghĩ kỹ và chắc miệng nói với học trò: “Đó chính là chữ ‘Thứ’ vậy!” Như thế nào gọi là ‘Thứ”, Khổng Tử lại nói thêm tám chữ giảng giải: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.” (Điều gì mình không thích thì cũng không nên làm điều đó với người khác). Chính vậy, có nhiều việc mà mình không muốn làm, thì mớ gì phải đi gây khó khăn cho người ta chi? Mình không nên ép buộc người khác làm. Cả đời làm được như vậy là tốt rồi.

 


[i] Bác sỹ Đông Tây y kết hợp. Giảng viên Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

+ Liên hệ tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh: 0938650104 (Zalo, Messenger). Khám sức khỏe tổng quát bằng phương pháp Đông y. Quý vị sẽ được trải nghiệm thú vị về phương pháp tự thực hành và theo dõi sức khỏe tốt. Nhận hướng dẫn và nghiên cứu ứng dụng Đông y - Châm cứu.

 

Nguồn dịch: