Học tập lý luận Đông y cơ sở như thế nào ?

Đông y dùng học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành làm tư tưởng chỉ đạo và là công cụ lý luận để tổng kết kinh nghiệm y học. Đồng thời qua đó tiếp tục hình thành lý luận, xuyên suốt trong các vấn đề y học nào là tạng tượng, kinh lạc, nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán, nguyên tắc điều trị, phương thuốc, cách dùng thuốc.

 

Học lý luận Đông y cơ sở như thế nào?

                       Lê Minh Luật[i]

1.     Học lý luận Đông y cơ sở, trước tiên phải nắm vững một cách toàn diện học thuyết âm dương và học thuyết ngũ hành.

Giai đoạn đầu hình thành lý luận Đông y, chịu sự ảnh hưởng của lý luận duy vật thời cổ đại Đông phương và tư tưởng phép biện chứng của học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành. Đông y dùng học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành làm tư tưởng chỉ đạo và là công cụ lý luận để tổng kết kinh nghiệm y học. Đồng thời qua đó tiếp tục hình thành lý luận, xuyên suốt trong các vấn đề y học nào là tạng tượng, kinh lạc, nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán, nguyên tắc điều trị, phương thuốc, cách dùng thuốc.

Trong khi tự học Đông y, vấn đề trước tiên người học gặp phải là khái niệm Âm – Dương, cảm thấy Âm – Dương trừu tượng mà huyền diệu, nhìn không thấy, sờ không được, không dễ lý giải. Kì thực Âm – Dương không hề thần bí. Khái niệm ban đầu của Âm – Dương là chỉ hướng so với mặt trời, tức là nơi hướng về mặt trời, gọi là Dương; nơi quay lưng về phía mặt trời, gọi là Âm. Sau này, các triết gia cổ đại dùng Âm – Dương đại diện hai dạng sự vật lớn, đưa sự vật tương tự hướng về phía mặt trời như là ánh sáng, phía trên, đi lên, ấm áp thuộc Dương; đưa sự vật tương tự quay lưng về phía mặt trời như là bóng tối, phía dưới, đi xuống, giá lạnh thuộc Âm. Vì vậy, sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên đều có thể phân biệt Âm – Dương. Đạo lý triết học cổ đại trở thành học thuyết Âm – Dương của Đông y học.

Âm – Dương vừa có thể đại điện cho hai dạng sự vật và hiện tượng có liên kết với nhau, lại có thể đại diện cho một sự vật hoặc hiện tượng tồn tại hai mặt đối lập thống nhất bên trong. Ở đây, “Liên kết nhau”, “Đối lập nhau” là rất quan trọng, bắt buộc là sự vật hoặc hiện tượng liên kết nhau và hai mặt đối lập nhau, mới được dùng Âm – Dương để đại diện. Ngoài ra, thuộc tính Âm – Dương của sự vật hoặc hiện tượng không có tuyệt đối, mà chỉ là tương đối. Tính tương đối của Âm – Dương, biểu hiện chủ yếu tại Âm – Dương không những có thể chuyển hóa lẫn nhau, mà còn có thể là phân chia vô hạn. Đây cũng là một khái niệm cơ bản rõ ràng.

Ngũ hành, lẽ ra là năm dạng vật chất mộc, hỏa, thổ, kim, thủy, còn gọi là “Ngũ tài”, tức là năm dạng vật liệu hữu ích con người trong sinh hoạt thường ngày không thể thiếu. Về sau, trên cơ sở khái niệm ngũ tài, tiến thêm một bước phát triển, cho rằng mọi sự vật trên thế giới đều từ năm dạng vật chất mộc, hỏa, thổ, kim, thủy cấu tạo thành, đồng thời dùng thuộc tính tự nhiên của năm dạng vật chất và quan hệ tương hỗ để giải thích quan hệ tương hỗ của vạn vật, từ đó hình hành học thuyết Ngũ hành. Đông y học dùng học thuyết ngũ hành để giải thích khái quát công năng sinh lý của tạng phủ và quan hệ tương hỗ của chúng, đồng thời cũng chỉ đạo chẩn đoán và điều trị.

2.     Lấy học thuyết tạng tượng làm trọng điểm, nắm bắt đặc điểm của học thuyết tạng tượng, là cốt lõi để học tốt lý luận Đông y cơ sở.

Học thuyết tạng tượng là dưới sự chỉ đạo của lý luận duy vật cổ đại và phép biện chứng phát triển nên hệ thống lý luận. Đông y học cho rằng, mọi hoạt động sinh lý của con người đều không tách rời chức năng hoạt động của tạng phủ, hoạt động sống của toàn bộ cơ thể là biểu hiện tập trung của hoạt động sinh lý tạng phủ lấy ngũ tạng làm trung tâm. Vì thế, học thuyết tạng tượng là nội dung cốt lõi của lý luận Đông y cơ sở.

Khi học học thuyết tạng tượng, cần nắm bắt đặc điểm học thuyết tạng tượng. Tóm tắt, đặc điểm của học thuyết tạng tượng chủ yếu có năm đặc điểm: Một là khi trình bày sinh lý tạng phủ, thường tiến hành hình thức kết hợp sinh lý và bệnh lý, thường trước hết trình bày sinh lý, đồng thời lại dùng bệnh lý để nói ngược lại. Hai là lấy ngũ tạng làm trung tâm, khi trình bày chức năng sinh lý, trình bày tường tận phần ngũ tạng mà sơ lược phần lục phủ. Ba là Đông y học trình bày tạng phủ không đơn thuần là một khái niệm giải phẫu học, mà quan trọng hơn là khái niệm sinh lý học, bệnh lý học. Các tên gọi tạng phủ Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận trong học thuyết tạng tượng, tuy các cơ quan giải phẫu học hiện đại cũng sử dụng tên gọi này, nhưng tuyệt đối không thể xem là như nhau. Bốn là học thuyết tạng tượng không chỉ nhấn mạnh quan hệ chặt chẽ của tạng phủ bên trong, mà dưới sự chỉ đạo lý luận “Thiên nhân tương ứng”, chú trọng nhấn mạnh liên hệ hoạt động sinh lý tạng phủ và môi trường tự nhiên, cùng với hoạt động sinh lý và biến đổi bệnh lý của tạng phủ chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu bốn mùa. Năm là sự liên quan giữa hoạt động sinh lý ngũ tạng và tinh thần tình chí.

3.     Về phương pháp học tập, nên chú ý vài vấn đề sau:

(1). Chú ý làm rõ khái niệm cơ bản. Do sự trình bày của lý luận Đông y cơ sở, đa số sử dụng phương pháp loại suy, hoặc dùng hiện tượng trong giới tự nhiên và trải nghiệm cuộc sống chính bản thân để giải thích lý luận y học, vì vậy, không thể dùng phương pháp thực nghiệm để tiến hành đo lường phân tích. Đến các y gia đời sau có sự lý giải khác nhau về các khái niệm trong “Nội kinh”, do đó đối với cùng một vấn đề thì có thể nhận thức khác nhau, xuất hiện nhiều cách nói khác nhau. Vì vậy, trong quá trình học, nên chú ý làm rõ mỗi khái niệm cơ bản của vấn đề, nội dung cơ bản, làm rõ bản chất của nó. Khi học tập, cần đặt nhiều câu hỏi vì sao cho bản thân, như vậy có ích cho tư duy, lý giải sâu sắc.

(2). Phân biệt rõ chủ thứ, nổi bật trọng điểm, liên hệ trước sau, tham khảo lẫn nhau. Môn học lý luận Đông y cơ sở này, là trên cơ sở trình bày sách y học cổ điển, thông qua quy nạp, khái quát, gia công, tôi luyện mà tạo thành. Cho nên, nội dung phong phú, liên quan rộng rãi, vừa có kiến thức cơ bản, lại có kiến thức lâm sàng, vừa trình bày sinh lý, lại trình bày bệnh lý và điều trị. Vì vậy, lúc học mỗi chương, nhất định cần nắm vững trọng điểm, phân định rõ chủ thứ. Như nội dung chương tạng tượng, không nghi ngờ gì sinh lý tạng phủ là nội dung trọng tâm, cần lý giải sâu sắc, đạt đến mức độ thấu hiểu kỹ càng. Đối với biến đổi bệnh lý và triệu chứng chỉ hiểu là được, đến khi học chương biện chứng, lại là nội dung chính để đào sâu nghiền ngẫm. Ngoài ra, kiến thức Đông y học đều có sự liên hệ nội dung trước sau, không thể tách rời nhau, chương trước liên quan đến một số nội dung chương sau, chương sau liên hệ nội dung chương trước. Vì vậy, trong quá trình học, cũng cần chú ý liên hệ trước sau, tham khảo lẫn nhau, để có thể hiểu sâu, hiểu cặn kẽ.

(3). Đối với cùng một nhóm vấn đề, phải phân loại, so sánh. Như sự trao đổi thủy dịch của cơ thể là một quá trình khá phức tạp, cần nhiều tạng phủ phối hợp thực hiện, duy trì sự cân bằng. Phế, Tỳ, Thận và Tam tiêu, Bàng quang đều tham gia điều tiết trao đổi thủy dịch. Nếu sau khi học những chức năng sinh lý tạng phủ, đưa chức năng điều tiết trao đổi thủy dịch của chúng tiến hành phân loại, so sánh thì sẽ giúp ích rất nhiều cho sự lý giải thực chất của sự trao đổi thủy dịch trong cơ thể.

 

 

 

 


[i] Bác sỹ Đông Tây y kết hợp. Giảng viên Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sinh Đông y châm cứu tại Đại học Trung Y Dược Cam Túc.

+ Liên hệ tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh: 0938650104 (Zalo, Messenger). Khám sức khỏe tổng quát bằng phương pháp Đông y. Quý vị sẽ được trải nghiệm thú vị về phương pháp tự thực hành và theo dõi sức khỏe tốt. Nhận hướng dẫn và nghiên cứu ứng dụng Đông y - Châm cứu.