Người xưa đã hiểu rõ những đạo lý này, huống chi là chúng ta ở thời hiện đại này.
GIỮ GÌN LÒNG THÀNH KÍNH
Lê Minh Luật[i]
Mỗi người trong cuộc sống của mình đều không tránh khỏi thiếu sót hoặc những điều không như ý, mà cũng không có khả năng thay đổi được sự thật này. Mặc dù vậy, chúng ta lại có thể thay đổi thái độ nhìn nhận những sự việc này. Một trong những điều hay của “Luận ngữ” nói với chúng ta chính là làm thế nào giữ trạng thái bình hòa để ứng phó với những khó khăn và thiếu sót trong cuộc sống.
Theo truyền thuyết thì Khổng Tử có đến 3000 học trò, trong đó có 72 người xuất chúng, quá nhiều học trò như vậy chắc chắn mọi người đều có những sự việc phiền toái. Vậy họ đã giải quyết những phiền toái khó khăn trong cuộc sống như thế nào?
Trong đó có một người học trò trên là Tư Mã Thiên, có một hôm buồn rầu nói rằng: Người ta ai cũng có anh em, chỉ riêng mình tôi lại không có! Thế là người bạn tên Tử Hạ khuyên nhủ rằng: Thường nghe như vầy: Sống chết có số, giàu có do trời, quân tử tôn kính mà vẫn giữ mình, kính mà lễ với người khác, trong thế gian, chúng ta đều là anh em. Quân tử sao lo chi không có anh em chứ?
Tử Hạ tự xưng là Thương. Lời của ông có những tầng ý nghĩa. Nói đến sống chết và giàu có những việc này đều do số trời định gọi là ‘Thiên mệnh’, mà ai cũng không điều chỉnh được, thế mới phải học hiểu và công nhận thuận theo. Nhưng người quân tử vẫn phải biết giữ gìn lòng thành kính, giảm thiểu tổn thất cho mình, đối xử với người khác cung kính lễ phép, điều này có thể bằng cách nâng cao tu dưỡng chính mình mà làm được. Và khi người nào làm tốt chính mình, thì người khắp thiên hạ đều sẽ yêu mến và kính trọng, xem như anh em, như thể tay chân vậy. Vì vậy, làm một người quân tử tốt thật sự thì làm sao còn buồn lo không có anh em chứ?
Mặc dù câu nói này không phải do Khổng Tử nói ra, nhưng nó đại biểu cho giá trị tư tưởng từ ‘Luận ngữ’: Dẫu cho nhân gian có muôn vàn kiểu dạng khổ cực, cũng không nên để chúng quấy nhiễu ràng rịt trong lòng, oán than trời đất, vì như thế chỉ làm trầm trọng thêm nỗi khổ của chính mình. Mà thái độ khác là dùng hết khả năng của mình ra để mà làm bù đắp cho thiếu sót đó. Cũng chính là thừa nhận sự thiếu sót và đồng thời tự nỗ lực bù đắp lại. Đây chính là điều mà ‘Luận ngữ’ muốn nói cho chúng ta có thái độ phù hợp với những điều hối tiếc trong cuộc sống. Còn hậu quả của việc than trách là gì đây? Đó cũng giống như lời nhà thơ Tagore (1861-1941) người Ấn Độ đã từng nói: “Nếu bạn vì bỏ lỡ mặt trời mà khóc lóc thì cũng sẽ bỏ mất vì sao rồi.”
Người xưa đã hiểu rõ những đạo lý này, huống chi là chúng ta ở thời hiện đại này.
[i] Bác sỹ Đông Tây y kết hợp. Giảng viên Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
+ Liên hệ tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh: 0938650104 (Zalo, Messenger). Khám sức khỏe tổng quát bằng phương pháp Đông y. Quý vị sẽ được trải nghiệm thú vị về phương pháp tự thực hành và theo dõi sức khỏe tốt. Nhận hướng dẫn và nghiên cứu ứng dụng Đông y - Châm cứu.
Nguồn dịch:


